Văn hóa xe hơi là khái niệm đang lăn lăn đi kiếm đích, nó hoàn toàn chưa định danh và cũng chưa kịp định hình, cho dù có quá nhiều người vừa trẻ vừa sành điệu tưng bừng bàn về nó. Ở những quan điểm tích cực nhất, người ta đã cố gắng nỗ lực khảo sát nó từ nhiều góc độ, từ nhiều vị thế. Trên tinh thần rất Việt, đã có một phát hiện tương đối thú vị về giới tính của ô tô
Trong kho tàng cổ tích truyền ngôn của Việt Nam có chuyện kể rằng. Ở một nhà kia có hai người con trai và tới một ngày nọ thì cha mẹ mất. Đến khi phải chia gia sản, người anh mất dạy cậy nhiều chữ lừa đảo người em trong trắng biết ít chữ là nên chia những đồ đạc được thừa tự theo giới tính. Thằng anh nhũn nhặn đạo đức giả sẽ lấy đồ vật “âm”, nôm na là những thứ có tên gọi bắt đầu bằng “cái”. Còn người em chân chất nông nổi sẽ lấy đồ vật “dương”, nôm na là theo giống đực. Thế là từ cái nhà, cái ao, cái bồ thóc…tất tật đều thuộc về thằng anh, người em duy nhất chỉ cầm sót được một con dao bản to sống dầy mà nông dân quen gọi là “đực rựa”. Hóa ra ngay từ ngày xưa, người đểu làm giầu đa phần đều không khó.
Theo văn cảnh của câu chuyện trên thì lúc đó ở Việt Nam chắc chắn là chưa có ô tô, nhưng giả sử là có và người anh còn chút ít lương tâm thì ô tô sẽ thuộc về ai. Bởi ô tô là một kỳ vật đặc sản của kỹ nghệ thuộc nền văn minh Âu châu rôi được người Pháp đem nhập nội vào ta, vậy nên tốt nhất là tra từ điển Tây. Từ điển đại loại cho rằng, Auto nói chung (bao gồm cả Automobile) là danh từ giống cái (nom féminin). Còn Autobus hay Autocar là danh từ giống đực (nom masculin). Có lẽ vội vã căn cứ vào đó, vài nhà xe hơi học (autologist) trẻ tuổi đã tuyên bố giới tính của ô tô là pê đê (homosexulel). Nó chẳng thuộc về anh mà cũng chẳng thuộc về em.
Thảo nào mà cho tới tận hôm nay, những người nông dân Việt vẫn mãi quen đi bộ, tuyệt không có ai sở hữu nổi ô tô. Luận cứ này đã bị những học giả tóc muối tiêu dữ dội phản đối, họ muốn nhân văn bênh người em. Họ uyên bác đồng ý là ngữ pháp của người Tây khi chỉ giống đực thì mặc định bằng quán từ “le”, còn giống cái là “la”. Chính vì thế mà như chữ “lơ xe”, một thuật ngữ được dùng rộng rãi ở phía nam Việt Nam, nơi có mặt những chiếc ô tô đầu tiên, luôn mang nghĩa nhằm chỉ những anh “ét” hay anh tài phụ. Chưa bao giờ và chưa ở đâu, những người làm nghề trên lại bị gọi là “la xe”. Từ “lơ xe” có xuất xứ Pháp Việt, chắc chắn là từ “lơ xe hơi” bị đọc ngắn đi theo phép ngữ âm tỉnh lược. Vậy thì giới tính của ô tô phải là giống đực. Cũng như thế, chữ “lơ láo” chẳng hạn, bắt buộc phải hiểu đấy là “thằng nói phét”.
Chuyện tranh luận trên chắc có lẽ cũng chỉ là giai thoại truyền kỳ, đúng sai khó biết. Bởi cho dù ô tô có mang một giới tính gì, thậm chí những phẩm chất tinh hoa gì gì đi nữa thì tựu chung nó vẫn chỉ là một thứ biểu tượng cho tiện nghi tiền bạc. Mà đã là tiền bạc thì vĩnh viễn không bao giờ có một bản chất riêng. Ở người cao sang thì nó mang chân diện cao sang. Ở người hèn hạ thì nó mang một khuôn mặt bần tiện. Có điều không hiểu sao, trong rất nhiều cuộc chọn chồng của các hoa hậu hay người mẫu thì vấn đề đầu tiên làm họ ám ảnh băn khoăn, anh ấy đang đi loại xe hơi gì nhỉ.
Trong kho tàng cổ tích truyền ngôn của Việt Nam có chuyện kể rằng. Ở một nhà kia có hai người con trai và tới một ngày nọ thì cha mẹ mất. Đến khi phải chia gia sản, người anh mất dạy cậy nhiều chữ lừa đảo người em trong trắng biết ít chữ là nên chia những đồ đạc được thừa tự theo giới tính. Thằng anh nhũn nhặn đạo đức giả sẽ lấy đồ vật “âm”, nôm na là những thứ có tên gọi bắt đầu bằng “cái”. Còn người em chân chất nông nổi sẽ lấy đồ vật “dương”, nôm na là theo giống đực. Thế là từ cái nhà, cái ao, cái bồ thóc…tất tật đều thuộc về thằng anh, người em duy nhất chỉ cầm sót được một con dao bản to sống dầy mà nông dân quen gọi là “đực rựa”. Hóa ra ngay từ ngày xưa, người đểu làm giầu đa phần đều không khó.
Theo văn cảnh của câu chuyện trên thì lúc đó ở Việt Nam chắc chắn là chưa có ô tô, nhưng giả sử là có và người anh còn chút ít lương tâm thì ô tô sẽ thuộc về ai. Bởi ô tô là một kỳ vật đặc sản của kỹ nghệ thuộc nền văn minh Âu châu rôi được người Pháp đem nhập nội vào ta, vậy nên tốt nhất là tra từ điển Tây. Từ điển đại loại cho rằng, Auto nói chung (bao gồm cả Automobile) là danh từ giống cái (nom féminin). Còn Autobus hay Autocar là danh từ giống đực (nom masculin). Có lẽ vội vã căn cứ vào đó, vài nhà xe hơi học (autologist) trẻ tuổi đã tuyên bố giới tính của ô tô là pê đê (homosexulel). Nó chẳng thuộc về anh mà cũng chẳng thuộc về em.
Thảo nào mà cho tới tận hôm nay, những người nông dân Việt vẫn mãi quen đi bộ, tuyệt không có ai sở hữu nổi ô tô. Luận cứ này đã bị những học giả tóc muối tiêu dữ dội phản đối, họ muốn nhân văn bênh người em. Họ uyên bác đồng ý là ngữ pháp của người Tây khi chỉ giống đực thì mặc định bằng quán từ “le”, còn giống cái là “la”. Chính vì thế mà như chữ “lơ xe”, một thuật ngữ được dùng rộng rãi ở phía nam Việt Nam, nơi có mặt những chiếc ô tô đầu tiên, luôn mang nghĩa nhằm chỉ những anh “ét” hay anh tài phụ. Chưa bao giờ và chưa ở đâu, những người làm nghề trên lại bị gọi là “la xe”. Từ “lơ xe” có xuất xứ Pháp Việt, chắc chắn là từ “lơ xe hơi” bị đọc ngắn đi theo phép ngữ âm tỉnh lược. Vậy thì giới tính của ô tô phải là giống đực. Cũng như thế, chữ “lơ láo” chẳng hạn, bắt buộc phải hiểu đấy là “thằng nói phét”.
Chuyện tranh luận trên chắc có lẽ cũng chỉ là giai thoại truyền kỳ, đúng sai khó biết. Bởi cho dù ô tô có mang một giới tính gì, thậm chí những phẩm chất tinh hoa gì gì đi nữa thì tựu chung nó vẫn chỉ là một thứ biểu tượng cho tiện nghi tiền bạc. Mà đã là tiền bạc thì vĩnh viễn không bao giờ có một bản chất riêng. Ở người cao sang thì nó mang chân diện cao sang. Ở người hèn hạ thì nó mang một khuôn mặt bần tiện. Có điều không hiểu sao, trong rất nhiều cuộc chọn chồng của các hoa hậu hay người mẫu thì vấn đề đầu tiên làm họ ám ảnh băn khoăn, anh ấy đang đi loại xe hơi gì nhỉ.